Bộ Đồ Thờ Men Rạn Bát Tràng
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi được xem là một trong những đỉnh cao gốm cổ thế kỉ XVI (16) hội tụ đầy đủ các yếu tố tâm linh, phong thủy, truyền thống, lịch sử và cả văn hóa Việt. Ngoài làng gốm nổi tiếng Bát Tràng bạn không thể tìm thấy loại men rạn cổ này ở bất kỳ đâu.

Đôi nét men rạn đắp nổi Bát Tràng
– Bộ đồ thờ men rạn được sử dụng phổ biến trong thế kỉ XVI (16) đến XX (20) và được phục dựng, nâng tầm của làng gốm Bát Tràng nổi danh trong 10 năm trở lại đây.
– Men rạn là độc nhất vô nhị trên từng vật phẩm:
+ Mỗi vật phẩm đều có đường nét rạn hình tam giác, tứ giác, ngũ giác…do được nung 1300 độ C. Nên nét rạn được hình thành một cách tự nhiên nhất và khả năng trùng lặp là điều không thể xảy ra khi quan sát kỹ..
+ Màu men được phủ trên nền đắp nổi được làm hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân lành nghề nhất của Bát Tràng sẽ cho độ đậm nhạt khác nhau. Điểm đặc biệt là vẫn đảm bảo nước men bóng, bền, không bị phai màu theo thời gian.
– Men rạn Bát Tràng hội tụ và cân bằng Ngũ hành:
+ Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
+ Mộc: từ tro trấu trong men.
+ Thủy: trong công nhào nặn, vẽ họa tiết trang trí.
+ Hỏa: nhiệt độ cao trong lò nung.
+ Kim: tạo nên lò nung gốm.
– Không sử dụng hóa chất – đảm bảo 100% sức khỏe cho người dùng.
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi gồm những gì?
Bộ đồ thờ men rạn Bát Tràng đầy đủ sẽ bao gồm 18 vật phẩm mang công dụng và ý nghĩa tâm linh khác nhau. Bộ đồ thờ men rạn sẽ giúp tăng thêm phần sang trong, ấm cúng, nâng đậm tín truyền thống cho không gian thờ phụng nhà bạn. Ngoài ra, người nhìn cũng đánh giá được vị thế, đẳng cấp, tiếng nói của gia chủ trong gia đình và ngoài xã hội.
1. Bộ Lư hương – Đỉnh hạc
Lư hương thường được dùng để đốt hương trầm tạo không gian thiêng liêng, thành kính và đôi khi là khử đi những mùi hôi, tanh do những không gian sinh hoạt mang đến. Quai (tai) cầm đỉnh hương hình rồng thể hiện sự thanh cao, linh thiên phù trợ cho Lân linh vật mang ý nghĩa bảo vệ cho gia chủ.

Đỉnh hạc được xây dựng thể hiện sự gắn kết giữa Đất và Trời, giữa người của quá khứ đã về với Trời có ơn – có nghĩa với người hiện tại. Hình ảnh Hạc đứng trên Quy với hàm nghĩa trường tồn, tôn kín với tổ tiên. .
2. Bát hương men rạn Bát Tràng
Bát hương hay còn được gọi là bát nhang dùng để cắm nhang trong tục thờ cúng của người Việt. Bát hương là vật dụng không thể thiếu trên bất kỳ bàn thờ nào dù mục đích sử dụng nào đi nữa.
Bát hương men rạn đắp nổi Song Long Chầu Nguyệt trong bộ đồ thờ thể hiện hòa hợp âm dương, căn bằng của ngũ hành, tượng trưng cho tài lộc, mang đại cát đại lợi…Tùy thuộc vào độ lớn của bàn thờ sẽ có 1 hoặc 3 bát hương.

3. Lọ hoa men rạn
Trên bàn thờ thông thường sẽ có 2 hoặc 4 lọ hoa tùy vào quy mô thờ phụng:
– 2 lọ hoa lớn: đặt ngang với bát hương có thể dùng những loại hoa làm từ chất liệu như đồng, vải, gốm, đá…tốt nhất nên dùng hoa sen – loài hoa của Phật.
– 2 lọ hoa nhỏ: được đặt phía ngoài cùng, đối xứng với nhau qua kỉ thờ. Khác với 2 bình hoa lớn, 2 bình hoa nhỏ dùng để cắm các loại hoa tươi hay sử dụng trong việc thờ cúng như: cúc, ly, huệ…


Lọ hoa trên bàn thờ tạo cảm giác yên bình, thanh thản và căn bằng phong thủy cho không gian thờ phụng.
4. Chóe thờ
Một bộ chóe thờ cho bàn gia tiên thông thường sẽ có 1, 2, 3 hoặc 5 chiếc đựng gạo, muối và nước với mong muốn người thân khi ở suối vàng vẫn ấm no và phù hộ con con cháu.
- 1 chóe: sử dụng trong bàn thờ Phật – đựng nước.
- 2 chóe: sử dụng trong bàn thờ gia tiên ở quy mô gia đình – đựng gạo và muối.
- 3 chóe: sử dụng trong bàn thờ họ – đựng gạo, nước và muối.
- 5 chóe: sử dụng trong đình miếu – 2 chóe lớn đựng nước.

5. Đèn thờ
Đèn thờ được để đốt hương hay vàng mã trong thờ cúng thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. Ngoài ra, đèn thờ còn mang ý nghĩa là lời của gia chủ với tổ tiên về sum quầy với con cháu trong những dịp giỗ.
Đèn thờ còn dùng để thắp sáng không gian thờ phụng với cường độ vừa phải rất tốt trong phong thủy. Trong dân gian đèn thờ còn mang ý nghĩa là gìn giữ hơi ấm, niềm tin.

6. Cây nến hay chân nến cao
Cây nến hay chân nến cao được đặt đối xứng với nhau trên bàn thờ tượng trưng cho Âm – Dương, Mặt trăng – Mặt trời. Biểu trưng cho ý nghĩa cho sự căng bằng, sinh sôi và luân hồi theo tín ngưỡng dân gian.

7. Chân nến
Chân nến dùng để đựng nến dạng thấp, chống cháy cho bàn thờ. Chân nến thường chỉ nên dùng cho những loại nến có kích dạng hình trụ thấp, trong trường hợp chỉ có nến cao thì bạn nên sử dụng cây nến cao ở mục số 6.

8. Ống hương
Ống hương dùng để đựng hương có ý nghĩa thể hiện lòng thành của gia chủ với người đã mất và các bậc thần thánh. Việc có một ống hương sẽ giúp cho khu vực để nhang trông sạch sẽ, gọn gàng và tinh tươm hơn rất nhiều.

9. Bộ bát cúng cơm
Để thuận tiện cho việc cúng cơm dâng cho tổ tiên, bộ bát cúng cơm là vật không thể thiếu trong bất kỳ bàn thờ nào. Bộ bát cúng men rạn Bát Tràng thường được đắp nổi với hình tượng đào, cuộn thư, long, phụng…Với mong muốn có cuộc sống ấm no, tốt đẹp và tổ tiên ở nơi chín suối có bát cơm đàng hoàn.

10. Bộ bát cúng nước
Trà là thức uống truyền thống bao đời của người Việt đặc biệt đây không chỉ là thức uống hàng ngày, trà còn là biểu trưng của thanh tao, tĩnh tâm; là thức uống thể hiện lòng kính trọng của con cháu với tổ tiên hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

11 .Đũa thờ
Đũa thờ mang ý nghĩa đơn thuần là gắn kết tình cảm gia đình. Việc sắp xếp đũa thờ đẹp mắt sẽ tăng thêm uy nghiêm, vẻ sang trọng và ngăn nắp của bàn thờ.

12. Mâm bồng
Mâm bồng là vật dùng để đựng hoa quả và tiền mã trên bàn thờ. Tùy thuộc vào kích thước của bàn thờ gia chủ có thể lựa chọn đặt 1 hoặc 3 mâm bồng. Mâm bồng mang ý nghĩa chứa đựng, dâng tặng những thứ tuyệt vời nhất cho người đã khuất.

13. Nậm rượu
Nậm rượu dùng để dùng để đựng rượu với mong muốn hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe cho gia chủ và những người trong gia đình, dòng tộc.

14. Kỷ thờ
Kỷ thờ là vật dụng thờ cúng rất phổ biến trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Kỷ thờ có thể sử dụng trong những mâm cúng chay và mặn đều được. Với mục đích dân rượu và nước cho chư vị, tổ tiên, thần linh.
- Kỷ thờ 3 chén: dâng lên 3 ngôi thần linh – gia tiên – bà cô ông mãnh.
- Kỷ thờ 5 chén: 3 chén thần linh, 2 chén thần linh và bà cô ông mãnh.

15. Bát sâm hay bát nắp
Bát sâm thường được dùng để đựng rượu hoặc trà. Trong một số trường hợp bát sâm còn được sử dùng dựng gạo, muối, nước như chóe thờ. Bát sâm mang ý nghĩa tượng trưng cho linh khí đất trời với mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

16. Lộc bình
Lộc bình thường được sử dụng trong không gian thờ phụng nhà họ và đình miếu. Lộc bình thường được trang trí bởi có họa tiết như chim hạc, sen, tứ quý, tùng hạc…
- Lộc bình 30-50cm: được đặt 2 trên bàn thờ, đối xứng với nhau.
- Lộc bình lớn: được đặt đối xứng 2 bên bàn thờ.

Phía trên là đầy đủ các thông tin Quý khách cần nên biết trước khi chọn mua bộ đồ thờ men rạn Bát Tràng. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng một, banthophatloc.com có trọn bộ đồ thờ men rạn theo nhiều kích thước khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0985 869 088 để được tư phù hợp với nhu cầu của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
ShowRoom Hà Nội Địa chỉ: Số 25 – Ngõ 1197 – Giải Phóng – Hà Nội
Điện thoại: 0985 869 088
Email : banthodphatloc@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.